Class 7/1 - Nguyen Khuyen School
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Class 7/1 - Nguyen Khuyen School

Chào mừng các bạn đến với Website của lớp 7/1 trường THCS Nguyễn Khuyến!!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 tham hoa superga va noi dau ko the wen

Go down 
Tác giảThông điệp
kidkudo1412
Lớp Viên
Lớp Viên
kidkudo1412


Tổng số bài gửi : 31
Reputation : 0
Join date : 11/12/2009
Age : 26
Đến từ : Da Nang

tham hoa superga va noi dau ko the wen Empty
Bài gửiTiêu đề: tham hoa superga va noi dau ko the wen   tham hoa superga va noi dau ko the wen I_icon_minitimeMon Dec 21, 2009 3:34 pm

“Il Grande Torino” - biệt danh này có ý nghĩa rất đơn giản, đó là : “Torino vĩ đại”. Và không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi Torino trong những năm 40 của thế kỷ trước bằng biệt danh ấy. Nếu Serie A không bị gián đoạn 2 năm vì chiến tranh thế giới, có thể Torino đã gặt hái thành tích lừng lẫy hơn là kỷ lục 5 lần liên tiếp vô địch mà họ thực hiện trong những năm 1943 – 1949. Có lúc, Torino đăng quang với cách biệt 16 điểm so với đối thủ gần nhất là AC Milan (hồi ấy, một trận thắng chỉ được tính 2 điểm, chứ không phải 3 như ngày nay). Có lúc, đội lên ngôi với kỳ tích ghi đến 125 bàn thắng (và chỉ thủng lưới 33 bàn) trong 40 trận, thắng đến 19 trong 20 trận trên sân nhà. Với “Il Grande Torino”, ghi 6 hoặc 7 bàn trong một trận đấu là chuyện quá đỗi bình thường. Họ từng thắng Alessandria 10-0. Có lần, Torino gặp AS Roma trên sân đối phương và dẫn đến 6-0 chỉ trong ... 19 phút đầu. HLV phải nói với các cầu thủ trong giờ giải lao: “thắng thế đủ rồi, không nên làm đội chủ nhà quá mất mặt”. Cuối cùng, Torino “chỉ” thắng 7-0. toàn bộ khán giả trên sân đứng lên vỗ tay tiễn đưa đội khách sau khi trận đấu kết thúc vì Torino quá hay, và vì Torino quá ... tử tế!

Su ốt 5 mùa bóng liên tiếp vô địch ấy, Torino ghi được 483 bàn thắng và chỉ thủng lưới 165 bàn. Chỉ có Juventus trong những năm 30 và AC Milan trong những năm 80-90 là tiếp cận được với sự thống trị rõ rệt như Torino trước và sau Chiến tranh thế giới lần 2. Kỷ lục 5 lần liên tiếp vô địch ấy, cho đến nay vẫn chưa có đội nào ở Serie A xô ngã được. Trong suốt 6 năm liên tiếp (1943 – 1949), Torino không hề nếm mùi thất bại trong 93 trận đấu trên sân nhà. Dĩ nhiên nòng cốt của đội tuyển Ý trong thời kỳ ấy phải là các cầu thủ Torino. Kỷ lục được thiết lập trong trận gặp Hungary ngày 11/5/1947: HLV huyền thoại Vittorio Pozzo (từng dẫn dắt Ý lên ngôi vô địch các kỳ World Cup 1934,1938) đưa đến 10 cầu thủ Torino vào đội hình chính của Squadra Azzurri. Không riêng gì bóng đá Ý mà trong cả làng bóng đá thế giới, xưa nay chưa có CLB nào khác từng chiếm trọn đội hình chính, trừ vị trí thủ môn, trong đội tuyển quốc gia như Torino.

Cầu thủ huyền thoại Valentino Mazzola ghi bàn quyết định giúp Ý thắng Hungary 3-2 trong trận đấu lịch sử ấy. Ở mùa bóng 1946-1947, Mazzola trở thành tiền vệ cánh đầu tiên ghi bàn nhiều nhất cho Torino (29 trong 104 bàn của đội ở Serie A). Sau này con trai của Valentino là Sandro Mazzola cũng thành danh trong hàng ngũ Azzurri, có tên trong thành phần Ý dự trận chung kết World Cup 1970. Ngoài Valentino Mazzola, các ngôi sao khác của Torino và đội tuyển Ý trong những năm 40 là : Guglielmo Gabetto, Aldo Ballarin, Eusebio Castigliano, EzioLoik, Romeo Menti, Danilo Martelli ... Do muốn thử nghiệm nhiều giải pháp chiến thuật khác nhau, Pozzo thay đổi đội hình, chỉ chọn 3 cầu thủ Torino vào đội tuyển Ý ở trận đấu kế tiếp, và Ý thua Áo 1-5. Thế là Pozzo đành quay lại lực lượng nòng cốt. Với 8 cầu thủ Torino trong đội hình, Ý lại thắng 3-1 và rất thuyết phục trong trận gặp Tiệp Khắc. Thế là uy tín của “Il Grande Torino” được khẳng định một cách vững chắc. Cần nhớ: Ý lúc bấy giờ vẫn mang danh là đội đương kim vô địch World Cup nên mọi trận đấu quốc tến của họ đều có giá trị rất cao, khác hẳn các trận giao hữu ngày nay.

Trong những năm 40 ấy, ngoài giải World Cup vốn đã bị gián đoạn từ năm 1938 (phải đến năm 1950 mới đựoc hồi sinh ở Brazil), bóng đá quốc tế gần như không còn gì để nói, Euro và 3 cúp Châu Âu tầm CLB đều chưa ra đời. Các trận giao hữu quốc tế vì vậy luôn có sức thu hút đáng kể. danh tiếng Torino vượt khỏi biên giới nước Ý. Các đội bóng mạnh trên khắp thế giới đều mong ước có dịp so tài với niềm tự hào của bóng đá Ý. Sau khi kết thúc mùa bóng 1947 – 1948 với số điểm kỷ lục là 65, Torino là một cuộc “chinh phục Brazil” bằng chuyến thi đấu giao hữu trong mùa hè với Sao Paulo, Corinthians, Portuguesa, Palmeiras. Một chuyến đi khá thành công. Tiếc thay, không ai có thể ngờ rằng chưa đầy một năm sau, cũng vì một chuyến thi đấu giao hữu thành công ở Bồ Đào Nha, “Il Grande Torino” lừng lẫy danh tiếng đã chấm dứt sự hiện hữu vì một tai nạn máy bay, vừa thảm khốc, vừa bí ẩn, trên đường trở về...
__________________Trong bóng đá hiện đại, từ sắp xếp các buổi tập đến giờ ăn, giờ ngủ của các cầu thủ nhà nghề được tính kỹ đến từng giờ, từng phút. FIFA công bố ngày giờ của các đợt trận quốc tế nhiều năm trước khi các đợt trận ấy thật sự diễn ra, để không ảnh hưởng đến lịch thi đấu dày đặc của các CLB. Cũng trong bóng đá hiện đại, dứt khoát không thể có chuyện một đội hàng đầu của Ý lại ra nước ngoài thi đấu giao hữu trong thời điểm Serie A chỉ còn 4 vòng đấu nữa là kết thúc, nhất là khi đội bóng ấy lại đang tranh chấp chiếc Scudetto. Nhưng 57 năm trước, Torino sang Lisbon để đá giao hữu với Benfica trong hoàn cảnh chính xác như thế.

Ý tưởng về trận giao hữu Benfica - Torino xuất phát từ trận giao hữu quốc tế BĐN – Ý ngày 27/2/1949 (Ý thắng 4-1 trên sân đối phương). thủ quân đội tuyển BĐN khi ấy là Francisco Ferreira của Benfica - một trong những cầu thủ hay nhất Châu Âu trong thế hệ của ông. về phía Ý, Valentino Mazzola dĩ nhiên là ngôi sao sáng nhất. Ferreira và Mazzola nói chuyện với nhau sau trận đấu, vì họ rất tôn trọng và ngưỡng mộ nhau. Ferreira cho biết ông sắp giải nghệ, và nếu trận đấu chia tay sân cỏ của ông là trận Benfica – Torino thì đấy thật sự là một giấc mơ. Ngay lúc ấy, Ferreira cũng chỉ biết Mazzola là một ngôi sao của Torino và đội tuyển Ý. Ông có biết đâu Mazzola còn là một ngôi sao đầy tình người. Khi Mazzola hứa sẽ dàn xếp để có đựoc trận giao hữu Benfica – Torino như mơ ước của Ferreira, nguyên nhân không chỉ là sự vinh quang trên sân cỏ. Trong thâm tâm, Mazzola tự nhủ: trận giao hữu hấp dẫn ấy sẽ thu được một món tiền không nhỏ, đủ giúp Ferreira trang trải chi phí cho quãng đời còn lại của một cựu cầu thủ. Mazzola biết rõ cầu thủ BĐN khi ấy là một nước nghèo, và ngay cả ngôi sao bóng đá như Ferreira cũng vẫn là cầu thủ nghèo, không bao giờ được lĩnh lương cao như các cầu thủ Ý.

Ban đầu, nỗ lực giúp bạn của Mazzola gặp nhiều khó khăn.Chủ tịch Ferruccio Novo của Torino không đồng ý cho đội đi đá giao hữu vì lý do dễ hiểu: Torino cần tập trung toàn bộ tinh thần cũng như sức lực vào cuộc đua giành ngôi vô địch Serie A( khi ấy đang rất căng thẳng). một tháng sau, Mazzola gặp lại Ferreira ở Madrid, khi đội tuyển Ý sang TBN thi đấu giao hữu (thắng đội chủ nhà 3-1). Họ lại bàn tổ chức trận giao hữu, và Novo lúc này đã tỏ ra rộng lượng hơn. Ông đồng ý để Torino sang Lisbon thi đấu nếu Torino không thua kình địch Inter Milan ở trận đấu ngay trước đó tại SVĐ San Siro. Thế là bộ ba Novo, Mazzola, Ferreira thoả thuận: nếu không có gì thay đổi, Torino sẽ đá giao hữu với Benfica trong trận đấu chia tay Ferreira ngày 3/5/1949 tại Lisbon. Muốn thế, Torino trước tiên phải thuyết phục được Inter để trận quyết đấu Inter – Torino diễn ra sớm hơn một ngày, thay vì ngày 1/5/1949 như lịch đã xếp. và tất nhiên, Torino không được phép thua trận ấy. Cả hai điều kiện đều rất khó khăn, nhưng cuối cùng Mazzola và đồng đội đã thành công. Các cầu thủ Torino háo hức chuẩn bị cho chuyến đi Lisbon sau khi thủ hoà 0-0 trên sân Inter.

Cũng như nhiều thảm hoạ khác trên đời, tai nạn Superga có những chi tiết ngẫu nhiên mà sau này người ta đành chấp nhận cách giải thích muôn thửơ: đấy là định mệnh. Vì định mệnh bắt “Il Grande Torino” phải chấm dứt sự hiện hữu trên đời, nên mới xui khiến Mazzola và Ferreira nói chuyện với nhau sau trận giao hữu BĐN – Ý. Sự thật là khi ấy Benfica đã có kế hoạch tổ chức trận đấu chia tay Ferreira, và đối thủ trong trận giao hữu dự kiến ở Lisbon ấy đã được xác định là một CLB nổi tiếng của Ý, đội ... Bologna. Đúng là Bologna (vô địch 6 trong 7 mùa giải đầu tiên của Ý) cũng rất nổi tiếng, nhưng Torino còn vĩ đại hơn! Khi bất ngờ vớ được Torino, Benfica lập tức thông báo với Bologna là trận giao hữu dự kiến của họ đã bị huỷ bỏ. Ban đầu chủ tịch Renato Dall’Ara của Bologna vui lòng chấp nhận. Về sau, ông điên tiết khi biết rằng Benfica huỷ trận giao hữu chỉ vì kiếm được đối thủ nổi tiếng hơn. Cảm xúc của Dall’Ara dĩ nhiên sẽ lại thay đổi lần nữa, sau khi hay tin về thảm hoạ Superga!

Một chi tiết khác nói lên định mệnh: sự có mặt của Mazzola - nhân vật được nhắc đến nhiều nhất trong thảm hoạ này. Vì bị cúm, Mazzola không ra sân trong trận quyết đấu Inter – Torino ở Serie A (3 ngày trước trận gặp Benfica). Sau đó, náo chí đưa tin: Mazzola không có mặt trong chuyến bay sang Lisbon của Torino. Thông tin thời ấy dĩ nhiên là không nhanh, nhiều và chính xác như ngày nay. Do vậy, không ít tifosi đã tin rằng Mazzola thoát nạn, để rồi sau đó lại phải thất vọng. Không chỉ có mặt trong chuyến đi ấy, Mazzola còn can thiệp vào giờ chót để thủ môn dự bị Renato Gandolfi ở nhà, nhường chỗ cho thủ môn trẻ Dino Ballarin. Mazzola bình phục kịp thời để tham gia chuyến đi định mệnh, còn nhân vật mà ai cũng nghĩ là chắc chắn có mặt, chủ tịch Ferruccio Novo, thì lại ở nhà vì yêu cầu của bác sĩ (ông cần nghỉ ngơi sau một ca phẫu thuật). thật khó tin khi các nhân vật nêu trên lại thay đổi số phận - giữa sống và chết - một cách quá đơn giản như vậy.
Tuy không có tính cạnh tranh của một trận đấu chính thức, song trận giao hữu Benfica – Torino vẫn hay, làm hài lòng 40.000 khán giả Lisbon. Vì những điều khoản đã ký trong hợp đồng, nhưng quan trọng hơn là vì lời hứa danh dự của Mazzola với Ferreira, Torino đưa ra đội hình mạnh nhất. Buồn thay, đấy chính là đội hình cuối cùng của “Il Grande Torino”. Đội hình ấy như sau: Bacigalupo, Ballarin, Martelli, Grezar, Rigamonti, Castigliano, Menti, Loik, Gabetto, Mazzola, Ossola. Benfica thắng 4-3 và Menti là cầu thủ ghi bàn cuối cùng cho Torino. Quà tặng của cầu thủ số 1 BĐN cho đội bóng số 1 nước Ý là ... hai hộp cá ngừ lớn và một hộp cá mòi.

Hôm sau, Torino rời phi trường Lisbon, trở về Turin trên chiếc phi cơ FIAT G212. Trên máy bay có 31 người, trong đó có 18 cầu thủ (theo Alphabet): Valerio Bacigalupo, Aldo Ballarin, Dino Ballarin, Emile Bongiorni, Eusebio Castigliano, Rubens Fadini, Guglielmo Gabetto, Ruggero Grava, Giuseppe Grezar, Ezio Loik, Virgilio Maroso, Danilo Martelli, Valentino Mazzola, Romeo Menti, Piero Operto, Franco Ossola, Mario Rigamonti, Giulio Schubert. Thành phần còn lại của Torino gồm 2 giám đốc Rinaldi Agnisetta, Ippolito Civalleri, HLV Ernest Egri Erbstein, HLV phó Leslie Lievesley, kỹ thuật viên xoa bóp Ottavio Cortina. Ngoài ra là người tổ chức chuyến đi Andrea Bonaiuti và 3 nhà báo Renato Casalbore (của tờ Tutto Sport), Luigi Cavallero (La Stampa), Renato Tosatti (La Gazzetta del Popolo). Phi hành đoàn gồm phi công chính Pierluigi Meroni, phi công thứ 2 Cesare Biancardi và các kỹ sư Antonio Pangrazi, Celestino D’Inca. dự kiến máy bay sẽ đáp xuống sân bay Aeritalia ở thành phố Turin vào buổi chiều cùng ngày (4/5/1949).

Cũng trong chiều ấy, phi công Vittore Catella (sau này là chủ tịch Juventus trong những năm 60, hiện vẫn còn sống ở tuổi gần bách niên) nhận nhiệm vụ bay thử trên chiếc phi cơ hạng nhẹ G46. Catella từng là bạn thân của Pierluigi Meroni, viên phi công điều khiển chiếc FIAT G212 chở đội Torino. họ đều là phi công có hạng trong chiến tranh thế giới thứ 2. Chính Catella và Meroni đã lái thử loại máy bay FIAT G212 từ Paris về Milan trước đó không lâu. Khi lái chiếc G46 bay ở độ cao khoảng 500m đến gần khu vực đồi Superga, Catella liên lạc tháp kiểm soát không lưu ở sân bay Aeritalia để xin phép hạ cánh và tình cờ bắt được liên lạc với một phi cơ khác cũng đang đi vào khu vực này. Hoá ra, đấy chính là chiếc FIAT G212 mà người bạn thân Meroni đang lái. Trong lúc liên lạc với Catella, Meroni cho biết mình sẽ đáp xuống Turin trong vòng 20 phút và bảo Catella chuẩn bị một tách cà phê. Sau khi hạ cánh, Catella lập tức pha sẵn cà phê cho bạn. trong lúc Catella ngồi chờ Meroni thì chuông điện thoại reo vang, và ông bủn rủn tay chân khi tháp kiểm soát không lưu cho biết : “ một chiếc máy bay có thể đã rớt gần đây”. Khi ấy, trong vùng làm gì còn chiếc phi cơ nào khác? Catella run rẩy nhìn tách cà phê đang còn bốc khói...

Các nhân viên ở tháp kiểm soát không lưu chỉ dùng từ “có thể”, vì ban đầu họ mới chỉ phỏng đoán tình hình chứ chưa xác nhận tai nạn. tuy là mùa hè nhưng thời tiết Turin hôm ấy thật tồi tệ: sương mù dày đặc và mưa như trút nước. như có linh tính báo trước, ai cũng lo ngại cho sự an toàn của chiếc FIAT G212 đang chở đội Torino trở về. Đúng 5h02’, phi công Meroni gởi tín hiệu cho biết máy bay đang tiến đến ngoại ô Turin, đã giảm độ cao và chuẩn bị hạ cánh trong tình trạng ổn thoả. Ngay lập tức, các nhân viên dưới đất cảnh báo sự nguy hiểm do thời tiết xấu. nhưng Meroni quả quyết rằng ông biết rõ tình hình thời tiết và kiểm soát tốt mọi chuyện. Ba phút sau, tức đúng 5h05’, các nhân viên dưới đất liên lạc với máy bay lần nữa. bi kịch thật sự xuất hiện ở thời điểm này: không ai trả lời họ. Mọi người lập tức liên lạc với các sân bay gần đấy như Genoa, Milan, Alghero, thậm chí cả Barcelona, xem có ai bắt được tín hiệu của chiếc FIAT G212 hay không. Mọi câu trả lời đều có kết quả đáng buồn.

Chiều ấy, các tu sĩ trong nhà thờ nhỏ trên đồi Superga giật mình kinh hãi khi thấy dường như ngọn đồi đang lung lay. Họ đã quá quen với tiếng động cơ máy bay, do nhà thờ nằm gần sân bay. Nhưng kỳ này tiếng động cơ máy bay lại được nối tiếp bởi một chấn động làm rung mọi bức tường. nhiều người còn thấy cả ánh sáng chói loà, vụt lên rồi tắt. Từ trong nhà nguyện, tất cả chạy ùa ra ngoài. Không còn nghi ngờ gì nữa. Một tai nạn hàng không đã thật sự xảy ra. Các tu sĩ nhìn thấy mảnh vỡ của máy bay rơi vãi khắp nơi.

Tách cà phê không có người uống của Catella được phụ hoạ bởi một chiếc vali tung toé cách đấy hàng ngàn m, mà các nhân viên cứu hộ tìm được. Từ huy hiệu trên một chiếc áo thun - chiếc Scudetto có màu cờ tam tài chỉ dành riêng cho đội ĐKVĐ Serie A – ai cũng có thể khẳng định: đấy là trang phục của “Il Grande Torino”. Đội bóng số 1 nước Ý, hay nói khác là gần như toàn bộ đội hình chính của đội tuyển Ý, đã chết vì tai nạn hàng không vừa xảy ra ở đồi Superga!.
Dù không có radar, FIAT G212 vẫn được đánh giá là loại máy bay thượng hạng ở thời điểm năm 1949. Mặc khác, chiếc máy bay chở Torino còn rất mới, theo Vittore Catella thì không thể có trục trặc kỹ thuật. Ông giải thích thêm: các bộ phận quan trọng của chiếc FIAT G212 đều có thể điều khiển bằng tay nếu máy bị hỏng. Và như đã nói ở kỳ trước, Meroni là một phi công xuất sắc, giàu kinh nghiệm. Vậy thì tại sao thảm hoạ Superga vẫn xảy ra? Toà án, cảnh sát và an ninh quân đội cùng tiến hành 3 cuộc điều tra song song, để rồi tất cả đều dẫn đến kết luận mơ hồ: đấy chỉ là tai nạn ngẫu nhiên. cần nói thêm: máy bay ở thời điểm ấy chưa có hộp đen.

Theo phân tích của Catella, Meroni đã bay quá gần ngọn đồi và tai nạn xảy ra vì một trong 2 cánh của máy bay chạm vào bức tường phía sau nhà thờ. Va chạm ấy là gãy cánh khiến thân máy bay đập vào vách với tốc độ khoảng 270 km/h, làm toàn bộ hành khách thiệt mạng ngay lập tức. Vấn đề là ở chỗ: vì sao một phi công giỏi như Meroni lại không giữ được khoảng cách an toàn với chướng ngại vật, để xảy ra tai nạn thương tâm như thế? Giả thiết hợp lý nhất là khi ấy thời tiết quá xấu khiến Meroni mất khả năng kiểm soát. Chẳng hạn, một đám mây lớn bât ngờ xuất hiện, che khuất tầm nhìn của Meroni, làm viên phi công chỉ kịp nhìn thấy nhà thờ đúng vào phút chót và trở tay không kịp.

Phân tích từ khía cạnh khác: thủ phạm có thể là ... tách cà phê nóng hổi mà Catella hứa sẽ pha sẵn cho Meroni. Vì hôm ấy thời tiết xấu nên mây bay thấp và dày đặc. Đáng lẽ Meroni phải bay trên mây. Đây là giải pháp an toàn hơn. Nhưng muốn vậy, phi công phải bay đường vòng và chọn thị trấn Moncalieri làm điểm mốc hạ cánh xuống phi trường Aeritalia. Để kịp gặp bạn bên tách cà phê trong vòng đúng 20 phút, Meroni chọn nhà thờ (nằm trên đỉnh đồi) làm điểm mốc để hạ cánh và quyết định bay dưới mây. Tầm bay của chiếc FIAT G212 khi Meroni chọn giải pháp mạo hiểm này là khoảng 50-200m,nhưng điều quan trọng nhất trong giải pháp này là không phải cao độ của máy bay mà là việc giữ khoảng cách an toàn. Chỉ cần Meroni điều khiển máy bay chệch sang bên phải (nhà thờ ở phía bên trái) và mét, tai nạn thương tâm đã không xảy ra, và lịch sử Torino giờ đây chắc chắn đã khác.

Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, thành phố Turin xây dựng sân bay mới Caselle. Vì mọi ưu tiên trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạn tầng đều hướng tới Caselle nên sân bay cũ Aeritalia đã xuống cấp, chủ yếu được dùng như một sân bay quân sự. Lúc bấy giờ có một sân bay khác là Malpensa ở ngoại ô Milan, không xa lắm so với Turin. Tại sao Meroni không hạ cánh xuống sân bay Malpensa ,nơi có điều kiện đáp và thời tiết tốt hơn? Có thể là vì Meroni vừa ỷ tài, vừa chủ quan nghĩ rằng ông đã hiểu rõ khu vực Turin. Tuy nhiên, ở đây còn có một nghi vấn khác: các cầu thủ Torino chỉ muốn đáp xuống sân bay Aeritalia, nơi thủ tục hải qua cực kỳ đơn giản và họ sẽ không phải khai báo hàng hóa đem về. Nghi vấn này cuối cùng không có cơ sở (người ta không phát hiện bất kỳ loại hàng hoá đặc biệt nào từ những tàn tích của hành lý rơi vãi). Thường thì không ai nỡ đặt nghi vấn hơi ác như thế đối với những người hùng đã khuất. Tuy nhiên, chúng ta đang nói về bóng đá Ý.

Người ta nghi ngờ các cầu thủ Torino có điều gì đó muốn che dấu nên mới đòi hạ cánh bằng được ở sân bay cũ Aeritalia còn vì một chi tiết khác:nhân vật quan trọng đầu tiên được đưa đến hiện trường để nhận dạng nạn nhân không phải là chủ tịch Ferrucio Novo của Torino mà là HLV trưởng đội tuyển Ý Vittorio Pozzo. Theo những người có trách nhiệm bảo vệ và điều tra hiện trường, Pozzo là người biết rõ các cầu thủ Torino nên để ông nhận diện nạn nhân là hợp lý nhất. Trên thực tế, nhiều thi thể khi ấy đã cháy đen, chi được nhận diện nhờ các đặc điể riêng. Pozzo chỉ nhận ra Ruggero Grava nhờ một chiếc phong bì đựng tem thư , và nhờ biết rõ thú sưu tập tem của cầu thủ này. Aldo Ballarin được nhận diện nhờ hộ chiếu còn nằm trong túi. Mario Rigamonti được nhận diện nhờ chiếc nhẫn...

không lâu sau khi tin tức về vụ Torino rớt máy bay được truyền đi, một phụ nữ 38 tuổi ở Bologna đã tự tử. Thế là nhiều câu chuyện bí ẩn được thêu dệt, nhưng tất cả đều không có cơ sở dễ dàng. Ít nhất nửa triệu người đã tham gia tang lễ tập thể của Torino trong buổi sáng hôm sau, 6/5/1949. Và trong những ngày kế tiếp, luôn có hàng chục ngàn người đi bộ lên đồi Superga để tưởng niệm những ngừoi hùng của bóng đá Ý. Không có bút mực nào tả được nỗi buồn của cả nước Ý trước thảm hoạ Superga.Sau này, có nhà chuyên môn cho rằng thảm hoạ Superga đã làm cho bóng đá Ý - chứ không riêng gì Torino - tụt hậu khoảng 30 năm. Và đấy không phải là nhận định quá lố...

Nguồn:http://www.tmn-csgfc.com.vn/forum/fo...p?TID=470&PN=1
Về Đầu Trang Go down
 
tham hoa superga va noi dau ko the wen
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hoang oi, them vao muc tham hoa di cho no vui
» Một số tranh của nhóm hội họa CLB NSN hồi tham quan huế
» Nàng tiên cá - 1 câu chuyện tàn nhẫn và kết cục thảm khốc
» Cung tuong nho cac cau thu va thanh vien ban huan kuyen Mu trong tham hoa Munich
» tham hoa Hillsborough va cau khau hieu "You'll never walk alone"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Class 7/1 - Nguyen Khuyen School :: Vui Chơi - Giải Trí :: Thể Thao-
Chuyển đến