Class 7/1 - Nguyen Khuyen School
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Class 7/1 - Nguyen Khuyen School

Chào mừng các bạn đến với Website của lớp 7/1 trường THCS Nguyễn Khuyến!!
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Loài cá.........

Go down 
+2
Dinh Vinh Hoang
♪♥thovuitinh97♥♪
6 posters
Tác giảThông điệp
♪♥thovuitinh97♥♪
Bàn Trưởng
Bàn Trưởng
♪♥thovuitinh97♥♪


Tổng số bài gửi : 152
Reputation : 1
Join date : 17/09/2009
Age : 27
Đến từ : Đại quốc Nguyễn Khuyến - Tiểu Vương quốc 7/1

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeSun Nov 01, 2009 9:01 am

Loài cá......... 800px-Pieni_2_0143
Các loài cá
Cá là động vật có dây sống biến nhiệt (máu lạnh) có mang và sống dưới nước. Hiện người ta biết khoảng trên 29.000 loài cá, điều này làm cho chúng trở thành nhóm đa dạng nhất trong số các động vật có dây sống. Về mặt phân loại học, cá là một nhóm cận ngành mà quan hệ chính xác của nó còn gây tranh cãi nhiều; sự phân chia phổ biến là chia chúng thành cá không hàm (siêu lớp Agnatha với 75 loài, bao gồm các loài cá mút đá và cá mút đá myxin), cá sụn (lớp Chondrichthyes với 800 loài, bao gồm các loại cá mập và cá đuối), với lớp còn lại là cá xương (lớp Osteichthyes). Trong tiếng Việt, nhiều loài động vật sống dưới nước khác cũng gọi là "cá", chẳng hạn (cá) mực hay cá voi, cá heo, cá nhà táng, cá sấu... nhưng thực ra, chúng không phải là cá thực thụ. Mực thuộc phân lớp Coleoidea, lớp Chân đầu (Cephalopoda) còn các loại cá sau lại là các động vật có vú (Mammalia), riêng cá sấu là một loài bò sát. Tuy nhiên, ở đây không xét tới chúng.

Cá có kích thước rất đa dạng, từ loài cá nhám voi dài 16 m (51 ft) tới loài cá nhỏ chỉ dài 7 mm (trên ¼ inch) tại Australia, mà tại đó người ta gọi là stout infantfish (danh pháp khoa học: Schindleria brevipinguis).

Một số loài cá duy trì các thân nhiệt cao tới vài độ so với môi trường xung quanh. Tấ cả các loài cá thu nhiệt (cá xương) đều thuộc về phân bộ Scombroidei và bao gồm các loại cá săn mồi, cá ngừ và một loài cá thu "nguyên thủy" (Gasterochisma melampus). Tất cả các loài cá mập trong họ Lamnidae – như cá mập mako vây ngắn, cá mập mako vây dài, cá nhám trắng, cá nhám hồi – cũng được biết đến như là có có khả năng thu nhiệt, và các chứng cứ cho thấy những đặc điểm như vậy cũng tồn tại trong họ Alopiidae (cá nhám đuôi dài). Mức độ thu nhiệt dao động từ các loại cá săn mồi chỉ làm ấm mắt và não, tới cá ngừ vây xanh và cá nhám hồi duy trì thân nhiệt tới 20 °C cao hơn so với môi trường nước xung quanh. Xem thêm Duy trì thân nhiệt ở các động vật khổng lồ. Quá trình thu nhiệt, mặc dù về mặt trao đổi chất là tốn kém, nhưng có một số ưu thế như làm tăng lực co bóp của các cơ, tốc độ xử lý cao của hệ thần kinh trung ương và tốc độ tiêu hóa cao
Sinh thái học cá
Các loài cá có thể tìm thấy trong gần như toàn bộ các vùng chứa nước lớn, bao gồm cả nước mặn, nước lợ và nước ngọt, ở các độ sâu từ mức chỉ ngay dưới bề mặt tới độ sâu vài nghìn mét. Tuy nhiên, các hồ nước siêu mặn như Hồ Muối Lớn (Great Salt Lake tại Hoa Kỳ) hay Biển Chết không hỗ trợ sự sinh tồn của cá. Một vài loài cá đã được nhân giống đặc biệt để nuôi trong các bể cá cảnh và có thể sống trong môi trường trong nhà.

Việc đánh bắt cá phục vụ cho các mục đích như làm thực phẩm hay giải trí, thể thao được gọi chung là nghề cá (ngư nghiệp). Sản lượng hàng năm từ tất cả các lĩnh vực nói trên ở phạm vi toàn thế giới là khoảng 100 triệu tấn. Việc đánh bắt quá mức là mối đe dọa đối với nhiều loài cá. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2003, tạp chí Nature đã thông báo rằng tất cả các loài cá lớn trong các đại dương đã bị đánh bắt quá mức một cách có hệ thống và chỉ còn lại không nhiều hơn 10% mức của thập niên 1950 [1]. Trong số đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là cá mập, cá tuyết Đại Tây Dương, cá ngừ vây xanh và cá mòi Thái Bình Dương. Các tác giả cũng đề xuất việc cắt giảm mạnh mẽ ngay lập tức việc đánh bắt cá và bảo tồn môi trường đại dương trên toàn thế giới.
Loài cá......... Herring2
Cá trích Đại Tây Dương (Clupea harengus): một trong những loài cá có số lượng đông đảo trên thế giới.

Thực phẩm
Cá là một nguồn thực phẩm quan trọng trong nhiều nền văn hóa. Xem thêm bài về Cá thực phẩm.

Loài cá......... Attachment
Phân loại
Cá là một nhóm cận ngành: có nghĩa là bất kỳ nhánh nào có chứa cá thì cũng chứa cả động vật bốn chân không phải là cá. Cá được phân loại vào trong các nhóm chính sau đây:

Hyperoartia
Petromyzontidae (cá mút đá)
Pteraspidomorphi (cá không hàm nguyên thủy)
Thelodonti
Anaspida
Cephalaspidomorphi (cá không hàm nguyên thủy)
Galeaspida
Pituriaspida
Osteostraci
Gnathostomata (động vật có xương sống có hàm)
Placodermi
Chondrichthyes (cá sụn)
Acanthodii
Osteichthyes (cá xương)
Actinopterygii (cá vây tia)
Sarcopterygii (cá vây thùy, giống như chân)
Actinistia (cá vây tay)
Dipnoi (cá có phổi)
Một số nhà cổ sinh vật học cho rằng Conodonta cũng là động vật có dây sống, và vì thế coi chúng là các loại cá nguyên thủy.

Loài cá......... Asianarowana
Cá rồng
Ăn uống và hệ tiêu hóa
Sự ra đời của các quai hàm cho phép cá ăn được nhiều chủng loại thức ăn hơn, bao gồm cây cỏ và các sinh vật khác. Cá ăn thức ăn bằng miệng và sau đó bị phân tách nhỏ một phần trong thực quản. Khi thức ăn vào tới dạ dày, nó bị phân tách tiếp, và ở nhiều loài cá, quá trình phân rã tiếp theo trong các túi giống ngón tay gọi là manh tràng môn vị. Manh tràng môn vị tiết ra các enzym tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng từ các thức ăn đã tiêu hóa. Các cơ quan như gan và tụy bổ sung các enzym và nhiều hóa chất tiêu hóa khác khi thức ăn chuyển động trong hệ tiêu hóa. Tại ruột thì quá trình tiêu hóa được hoàn thiện và các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn qua thành ruột cung cấp cho cơ thể, các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài qua lỗ hậu môn.
Loài cá......... Scale
Loài cá......... Scale
Loài cá......... Scale
Ví dụ về các loại vảy ở loài huyết long: 1- nền xanh, bản mỏng (blue-based, thin frame), 2- nền đậm, bản dày (dark-based, thick frame), 3- dạng đặc biệt khi màu nền hầu như biến mất, toàn bộ mặt vảy phủ màu đỏ
Hệ hô hấp
Phần lớn các loài cá trao đổi các chất khí bằng mang, là bộ phận nằm ở các bên của hầu. Các mang được cấu thành từ các cấu trúc tương tự như sợi chỉ gọi là các thớ mảnh. Mỗi thớ mảnh chứa một hệ thống các mao mạch để có diện tích tiếp xúc bề mặt lớn cho việc trao đổi ôxy và điôxít cacbon. Cá trao đổi khí bằng cách hút nước giàu ôxy qua miệng và đẩy chúng qua các thớ mảnh của mang. Chúng sau đó đẩy nước nghèo ôxy ra ngoài thông qua các lỗ hổng ở các bên của hầu. Một số loài cá, như cá mập và cá mút đá, có nhiều lỗ hổng của mang. Tuy nhiên, phần lớn các loài cá có một lỗ hổng của mang trên mỗi bên của cơ thể. Lỗ hổng này được che đậy bằng một lớp chất xương bảo vệ gọi là nắp mang. Một số loài cá, như cá có phổi, đã phát triển cơ chế thích nghi để cho phép chúng có thể tồn tại trong các khu vực nghèo ôxy hay những nơi mà nước thường xuyên bị khô cạn. Các loài cá này có các cơ quan đặc biệt có tác dụng như phổi. Chúng có một ống đưa không khí chứa ôxy tới cơ quan này theo đường miệng cá. Một số loài cá có phổi là những loài phụ thuộc vào việc nhận ôxy từ không khí và chúng sẽ chết ngạt nếu không được nhô đầu lên khỏi bề mặt nước.
Loài cá......... Head
Dạng đầu hình viên đạn-bullet head (trái) và dạng đầu hình muỗng-spoon head (bên phải).


Hệ tuần hoàn
Cá có hệ tuần hoàn khép kín với tim làm nhiệm vụ bơm máu vào một vòng tuần hoàn đơn trong suốt cơ thể. Máu từ tim đi tới các mang, sau đó từ mang đi tới toàn bộ cơ thể, và sau đó quay ngược trở lại tim. Ở phần lớn các loài cá, tim bao gồm bốn phần: tĩnh mạch xoang, tâm nhĩ, tâm thất và động mạch bụng. Mặc dù có bốn phần nhưng tim cá vẫn chỉ là loại tim hai ngăn. Tĩnh mạch xoang là một cái túi có thành mỏng để thu thập máu từ các tĩnh mạch của cá trước khi cho nó chảy vào tâm nhĩ, là một ngăn lớn có cơ bắp. Giữa tâm nhĩ và tâm thất ó các van có tác dụng cho máu chảy một chiều vào tâm thất. Tâm thất là ngăn có thành dày và có cơ bắp. Nó có tác dụng như một chiếc "máy bơm" thực thụ của tim. Nó bơm máu vào một ống to gọi là động mạch hình củ hành. Như một thiết bị ngoại vi, động mạch hình củ hành nối với mạch máu lớn gọi là động mạch chủ, từ đó máu chảy tới các mang cá.
Loài cá......... Superred
Huyết long (Scleropages legendrei).

Hệ bài tiết
Giống như nhiều loại động vật thủy sinh, phần lớn các loài cá giải phóng các chất thải chứa nitơ dưới dạng amôniắc. Một lượng nhỏ chất thải khuyếch tán qua mang vào trong môi trường nước xung quanh. Phần còn lại được đưa vào thận, cơ quan bài tiết lọc các chất thải từ máu. Thận giúp cá kiểm soát nồng độ amôniắc trong cơ thể chúng. Cá nước mặn có xu hướng mất nước do hiện tượng thẩm thấu. Đối với cá nước mặn thì thận tích lũy các chất thải và trả lại càng nhiều nước càng tốt cho cơ thể. Điều ngược lại diễn ra đối với cá nước ngọt, chúng có xu hướng thu nước liên tục. Thận của cá nước ngọt là đặc biệt thích hợp để bơm một lượng lớn nước tiểu loãng ra ngoài. Một vài loài cá có thận thích nghi đặc biệt để thay đổi chức năng của nó, cho phép cá có thể di chuyển từ môi trường nước ngọt sang môi trường nước mặn.
Loài cá......... Superredwhite
Huyết long bạch tạng
Hệ thần kinh
Cá có hệ thần kinh phát triển tốt thiết lập xung quanh đại não, và được chia thành các phần khác nhau. Ở phía trước của não bộ là các tổ chức khứu giác hình củ hành, hỗ trợ cá trong việc ngửi. Không giống như phần lớn các động vật có xương sống khác, đại não của cá chủ yếu có tác dụng hỗ trợ khứu giác hơn là phản xạ cho toàn bộ các hành vi chủ động khác. Các thùy thị giác xử lý thông tin từ mắt. Đại não phối hợp các chuyển động của cơ thể trong khi phần cuối của não nối với tủy xương (tiểu não) kiểm soát chức năng của các nội tạng. Phần lớn các loài cá phát triển khá tốt cơ quan khứu giác. Gần như toàn bộ các loài cá kiếm ăn ban ngày có các mắt phát triển tốt có cảm nhận màu sắc tốt ít ra cũng bằng con người. Nhiều loài cá còn có các tế bào đặc biệt gọi là các thụ quan có trách nhiệm đối với những giác quan bất thường về mùi vị. Mặc dù cá có các tai trên đầu, nhưng nhiều loại cá không cảm thụ âm thanh tốt. Tuy nhiên, phần lớn cá có các thụ quan nhạy cảm tạo thành hệ thống đường bên. Hệ thống này cho phép cá phát hiện được các dao động và chuyển động nhẹ của dòng nước, cũng như để cảm nhận chuyển động của các loại cá khác ở gần nó hay của con mồi. Một số loài cá như cá da trơn hay cá mập, có các cơ quan có thể phát hiện các dòng điện cực nhỏ. Một số loài cá khác như lươn điện hay cá đuối điện, có thể sản sinh ra điện của chính nó.
Loài cá......... Borneo
Địa bàn phân bố tự nhiên của huyết long (Scleropages legendrei): thượng lưu sông Kapuas và hồ Sentarum, tỉnh Tây Kalimantan. Địa bàn phân bố của thanh long Borneo (Scleropages macrocephalus): các nhánh sông Melawi và Pinoh (dòng greytail), tỉnh Tây Kalimantan và sông Barito (dòng yellowtail), tỉnh Trung Kalimantan.

Các giác quan
Cá có các giác quan cơ bản giống người như: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác và vị giác.
Loài cá......... Yellowtail
Thanh long Borneo, dòng vây vàng "yellowtail"
Thị giác
Hầu hết cá có mắt ở hai bên đầu, nhờ thế mà cá nhìn được mọi phía, điều này rất cần thiết bởi vì cá không thể quay đầu về phía sau được. Phần lớn cá có thể nhìn tốt ở phía trước hoặc ở 2 bên, số ít hơn có khả năng nhìn màu. Đó là điều quan trọng khi chúng giao phối vì một số loài có thể thay đổi màu sắc khi giao phối.
Loài cá......... Greytail
Thanh long Borneo, dòng vây xám "greytail". Cá thể này được phát hiện ở Sarawak, Malaysia. Trên thân cá có những dấu đặc trưng hình móng ngựa
Thính giác
Cá có tai nằm bên trong sọ. Giống như các động vật có xương sống khác, tai cá có chức năng như các cơ quan giữ thăng bằng cũng như để nghe. Âm thanh truyền rất tốt trong nước, và nhiều loại cá truyền âm thanh để thông tin cho nhau, có loài còn truyền cả sóng âm (như cá heo nhưng đây không phải phụ thuộc vào thính giác).
Loài cá......... Sumatra
Địa bàn phân bố tự nhiên của loài kim long hồng vĩ : vùng Pekanbaru, tỉnh Riau và khu bảo tồn Berbak, tỉnh Jambi.

Xúc giác
Nhiều loài cá sống trong những nơi tối tăm, và xúc giác của chúng là cơ quan hỗ trợ thiết thực cho cơ quan thị giác. Một số xúc giác của cá là râu mọc xung quanh miệng (có chức năng như ngón tay). Với cơ quan này, nó có thể di chuyển dễ dàng dưới đáy biển hoặc sông.

Một cơ quan quan trọng hơn nữa là hệ thống đường bên. Cấu tạo của cơ quan này là một nhóm đầu dây thần kinh nằm ở dưới da bên hông của cá. Khi có bất kỳ chuyển động nào trong nước (luôn tạo ra sóng lan truyền theo mọi hướng), hệ thống đường bên sẽ nhận biết sóng này truyền qua hệ thần kinh và cá sẽ biết được đó là kẻ thù hoặc thức ăn gần bên.
Loài cá......... Malaysia
Địa bàn phân bố tự nhiên của kim long quá bối gồm bang Pahang và hồ Bukit Merah, bang Perak. Địa bàn phân bố tự nhiên của thanh long Nami ở hồ Muda, bang Kedah, Malaysia.

Khứu giác
Tất cả loài cá đều có khứu giác tốt. Nhiều loài tận dụng điều này để săn mồi, một số khác để tự vệ. Nếu 1 con cá trong bầy bị thương vì kẻ thù thì tự nhiên nó sẽ tiết ra 1 chất đặc biệt trong da tan loãng vào nước. Khi các thành viên trong đàn ngửi thấy nó, chúng sẽ bơi nhanh hơn để an toàn.
Loài cá......... NamiGreen
Thanh long Nami
Vị giác
Cơ quan vị giác của cá có quan hệ chặt chẽ với cơ quan khứu giác. Tuỳ vào loài cá mà có các vị trí vị giác khác nhau, nhưng đều phân bố ở bê trong hoặc xung quanh miệng.
Loài cá......... Australia
Địa bàn phân bố tự nhiên của trân châu long (vịnh Carpentaria và cực nam New Guinea) và hồng điểm long (lưu vực sông Dawson).

Chuyển động
Phần lớn các loài cá chuyển động bằng cách co các cặp cơ ở hai bên xương sống một cách so le. Sự co cơ này tạo ra đường cong hình chữ S làm cơ thể cá chuyển động xuống dưới. Khi đường cong đạt tới vây cuối thì lực phản hồi được tạo ra. Lực phản hồi này, kết hợp với các vây, làm cá chuyển động về phía trước. Các vây của cá có tác dụng như là các thiết bị ổn định của máy bay. Các vây cũng làm tăng diện tích bề mặt của đuôi, cho phép cá có được gia tốc lớn hơn. Cơ thể thuôn của cá làm giảm ma sát khi cá chuyển động trong nước.

Do đa phần cơ thể có khối lượng riêng trung bình nặng hơn nước, cá phải có cơ chế bù lại sự sai biệt này nếu không chúng sẽ bị chìm do lực đẩy Ác-si-mét không đủ để cân bằng trọng lực. Nhiều loài cá xương có một cơ quan gọi là bong bóng để điều chỉnh sức nổi của chúng thông qua điều chỉnh áp suất khí trong bong bóng. Khi giảm áp suất khí trong bong bóng, bong bóng cá bị ép nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Ácsimét giảm, khiến cá chìm xuống. Khi tăng áp suất khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Ácsimét tăng, khiến cá nổi lên.
Loài cá......... Jardini
Trân châu long hay kim long Úc (Scleropages jardinii) với đốm và hoa văn đặc trưng trên nắp mang
Sinh sản
Trứng cá được thụ tinh bên trong hoặc bên ngoài, phụ thuộc vào loài.

Cá đẻ trứng: Cá cái thông thường đẻ trứng, phôi trong trứng phát triển và nở thành cá con (cá bột) bên ngoài cơ thể cá mẹ. Sự phát triển của cá đẻ trứng con có được là nhờ các chất dinh dưỡng có trong noãn hoàn của trứng. Ví dụ, cá hồi là loài đẻ trứng.
Cá đẻ trứng thay: Các trứng được bên trong bụng cá mẹ sau khi thụ tinh bên trong. Mỗi một phôi phát triển độc lập bên trong trứng của chính nó. Cá bột đẻ ra tương tự như phần lớn động vật có vú.
Cá đẻ con cho phép các phôi ở trong bụng mẹ giống như cá đẻ trứng thay. Tuy nhiên, các phôi của cá đẻ con thu được các dưỡng chất cần thiết từ cá mẹ chứ không phải từ các chất có trong trứng. Cá non đẻ ra giống như ở động vật có vú. Một số loài cá, như một vài loài cá mập là những loài đẻ con..
Loài cá......... Herring2
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/bety-blog
Dinh Vinh Hoang
Admin
Dinh Vinh Hoang


Tổng số bài gửi : 282
Reputation : 0
Join date : 16/09/2009
Age : 26
Đến từ : Đà Nẵng

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeSun Nov 01, 2009 11:33 am

Tuyệt Very Happy
Về Đầu Trang Go down
http://tinyurl.com/blogdinhvinhhoang
yoyohankuso
Bàn Trưởng
Bàn Trưởng
yoyohankuso


Tổng số bài gửi : 169
Reputation : 0
Join date : 10/10/2009
Age : 27
Đến từ : The Sun

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeSun Nov 01, 2009 3:48 pm

rất hay rất bổ ích dù chưa đọc
Về Đầu Trang Go down
♪♥thovuitinh97♥♪
Bàn Trưởng
Bàn Trưởng
♪♥thovuitinh97♥♪


Tổng số bài gửi : 152
Reputation : 1
Join date : 17/09/2009
Age : 27
Đến từ : Đại quốc Nguyễn Khuyến - Tiểu Vương quốc 7/1

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeSun Nov 01, 2009 7:40 pm

chưa đọc mà biết hay, bổ ích
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/bety-blog
Gaobeep
Lớp Viên
Lớp Viên
Gaobeep


Tổng số bài gửi : 34
Reputation : 0
Join date : 22/10/2009
Age : 26
Đến từ : Heaven

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeMon Nov 02, 2009 8:57 pm

Ban thovuitinh kiem' o dau ma hay the'. Hay la len google search la ra thoi??
Về Đầu Trang Go down
...:"*V.I<P pr4^u*":...
Tổ Phó
Tổ Phó
...:


Tổng số bài gửi : 207
Reputation : -1
Join date : 10/10/2009
Age : 26
Đến từ : 7&amp;amp;gt;1N&amp;amp;lt;K&amp;amp;lt;a^m fu?&amp;amp;gt;

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeMon Nov 02, 2009 9:00 pm

vik fải có dấu zdô
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/petumlucky
yoyohankuso
Bàn Trưởng
Bàn Trưởng
yoyohankuso


Tổng số bài gửi : 169
Reputation : 0
Join date : 10/10/2009
Age : 27
Đến từ : The Sun

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeTue Nov 03, 2009 8:17 pm

cá la Hán nè Loài cá......... 891060_1216104660
Loài cá......... Photo-04-04-08-04-50-13
Loài cá......... NHKCchausoi
Loài cá......... IMG_0024
Về Đầu Trang Go down
♪♥thovuitinh97♥♪
Bàn Trưởng
Bàn Trưởng
♪♥thovuitinh97♥♪


Tổng số bài gửi : 152
Reputation : 1
Join date : 17/09/2009
Age : 27
Đến từ : Đại quốc Nguyễn Khuyến - Tiểu Vương quốc 7/1

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeWed Nov 04, 2009 8:49 pm

Lên trên thư viện mở nhiều lắm
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/bety-blog
...:"*V.I<P pr4^u*":...
Tổ Phó
Tổ Phó
...:


Tổng số bài gửi : 207
Reputation : -1
Join date : 10/10/2009
Age : 26
Đến từ : 7&amp;amp;gt;1N&amp;amp;lt;K&amp;amp;lt;a^m fu?&amp;amp;gt;

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeFri Nov 06, 2009 1:11 pm

ah kon cá có cáy u trên đầu<vì hok thấy đường nên thường bị va đầu vào cửa kính>
kon cá la hán
Về Đầu Trang Go down
http://vn.myblog.yahoo.com/petumlucky
Dinh Vinh Hoang
Admin
Dinh Vinh Hoang


Tổng số bài gửi : 282
Reputation : 0
Join date : 16/09/2009
Age : 26
Đến từ : Đà Nẵng

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeFri Nov 06, 2009 8:15 pm

Loài cá......... Icon_lol vui ghê ! mà con cá đó có u làm cảnh hả
Về Đầu Trang Go down
http://tinyurl.com/blogdinhvinhhoang
cunconbityeudexuong
Bàn Phó
Bàn Phó
cunconbityeudexuong


Tổng số bài gửi : 68
Reputation : 0
Join date : 21/11/2009
Age : 27
Đến từ : tổ 1 tỉu vương quốc NK

Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitimeMon Nov 23, 2009 3:27 pm

vì thế noá còn được gọc là cá ông thọ đoá
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





Loài cá......... Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Loài cá.........   Loài cá......... I_icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
Loài cá.........
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Loài báo lửa
» Loài bò sát
» Tìm hiểu thêm 1 tí về loài rùa chậm chạp nha!
» Top 10 loài thực vật quý hiếm nhất thế giới
» Loài kiến

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Class 7/1 - Nguyen Khuyen School :: Học Tập :: Sinh Học-
Chuyển đến